Cây luồng là tên gọi của một loại tre có tên khoa học là Dendrocalamus membranceus Munro thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và là loài cây thường được trồng phổ biến nhất tại các tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Hiện nay cây luồng đang được xếp vào danh mục là một loại tre quy ở nước ta bởi không những nó có giá trị kinh tế cao mà còn có nhiều công dụng khác nhau trong đời sống từ nội thất, xây dựng cho đến đồ gia dụng hàng ngày. Vậy Cây Luồng có đặc điểm như thế nào? Những ứng dụng cụ thể của Cây Luồng trong đời sống ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đặc điểm của cây luồng
Đặc điểm hình thái
Thân cây
Cây luồng là loại cây mọc thành từng cụm lớn nhưng thưa thớt với nhau, mỗi cụm có trung bình từ 100 đến 200 cây. Thân cây luồng cao và thẳng với chiều cao từ 15 – 30m, một số cây cao có thể lên tớ 50 – 60m. Thân cây luồng mập và có độ thon nhẹ, mọc thẳng và tròn đều với 2/3 thân luồng về phía gốc tròn đều.
Ở phần gốc của cây luồng có những đốt không nổi rõ và có 2- 3 đốt cuối có phần rễ mọc ra. Từ 1/3 thân trên của cây luồng có mang cành lá, thân giữa có vết lõm nông và cành luồng mọc ra có số lượng từ 2 đến 5 cành nhỏ hơn so với thân gốc.
Từ thân cây luồng có một nhánh cành chính gọi là đùi gà có khả năng phát triển thành mầm và rể để mọc thành một cây mới. Chét của cây luồng là các cành ở sát mặt đất giữa phần gốc thân khí sinh và phần củ thân ngầm.

Lá cây
Phiến là của cây luồng có hình thon mũi giáo, có chiều dài khoảng 18 cm và chiều rộng khoảng 1,5 cm. Hai mép có răng sắc bén nhô ra ngoài, đầu lá nhọn và có hình hơi tròn về phía cuống lá.
Lá cây luồng có màu xanh thẫm và mềm mại, bẹ mo của luồng có hình chuông, đáy trên có chiều dài khoảng 10cm, đáy dưới khoảng 30cm, lúc non mo có màu vàng đỏ ở ½ phần trên và ½ phần dưới có màu vàng xanh. Ở bên ngoài mặt của mo luồng có nhiều lông màu tím nây hoặc hung đen.
Hoa
Hoa tự cành nhiều chùy, những bông chét tập hợp thành cụm thành hình cầu ở các đốt của trục hoa tự. Bông chét hình trái xoan nhọn, trung bình có chiều dài từ 10mm và rộng 4mm.
Mặc dù được xếp vào loại thân thảo nhưng đặc điểm thân gỗ của cây luồng có độ cứng cáp, dẻo dai và bền bỉ, thậm chí độ cứng của cây luồng có thế xếp vào loại thân tre có độ cứng nhất thế giới, gấp 5 lần so với loại tre Moso của Trung Quốc. Sở dĩ cây luồng có được độ cứng cáp như vậy là do nó có sợi vân to hơn nhiều so với loại tre Moso của Trung Quốc.
Chính nhờ vào đặc điểm có độ cứng cao và có độ dẻo dai tốt nên cây luồng được xem như là một loại tre quý nên hiện nay nó thường được sử dụng trong những công trình xây dựng lớn, ứng dụng là nội thất gia đình và là vật dụng trang trí nhà ở. Không những vậy, cây luồng còn được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những loại cây giúp chống biến đổi khí hậu và là một nguyên liệu xanh với nhiều công dụng hữu ích trong tương lai.
Đặc điểm sinh trưởng của cây luồng
Cây luồng là là một loại cây có tốc độ mọc rất nhanh, dễ trồng và ít tốn công chăm sóc và phù hợp với những nơi có khi hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đây là mộ loại cây ưa sáng và có quần thể sinh thái khá đa dạng, có thể trồng cây luồng thành những rừng luồng riêng biệt hay trồng hỗn giao với những loại cây thân gỗ khác trên diện tích lớn. Ở những làng quê Việt Nam ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những cây luồng được trồng thành từng khóm xum quanh một khu làng, đây đã trở thành một biểu tượng đặc trưng cho nông thôn Việt Nam.

Các giai đoạn phát triển của cây Luồng:
– Giai đoạn 1: Măng của Luồng phát triển ngầm trong đất trong khoảng thời gian từ tháng 9-10 năm trước đến khoảng tháng 4-5 năm sau.
– Giai đoạn 2: Măng mọc khỏi mặt đất và phát triển nhanh về chiều cao trong khoảng từ tháng 4-5 đến tháng 7-8 gọi là mùa ra măng của Luồng.
– Giai đoạn 3: Cây măng phát triển hoàn chỉnh cành, lá và rễ, khoảng từ tháng 7-8 đến tháng 10-11. Sau giai đoạn này là cây măng có thể phát triển độc lập.
Cây luồng khi phát triển từ 1 -2 năm tuổi thì thân cây có màu xanh nhạt, bóng và có phấn trắng bao phủ. Các đốt có vùng lông trắng mịn bao quanh. Từ 3 – 4 năm tuổi cây luồng bắt đầu già đi và chuyển sang màu xanh sẫm và giai đoạn từ 5 – 6 năm tuổi là có thể được đưa và khai thác và sử dụng.
Cây luồng cũng giống như những loài tre khác là những cây thân gỗ có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh nên đây sẽ là mộ nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào mà tốn rất ít công chăm sóc và chi phí tái tạo.
Trong tự nhiên, cây luồng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ đất và chống xói mòn. Hệ rễ của cây luồng ăn sâu và lòng đất, có tác dụng giữ chặt đất và giảm đi độ xốp của đất, làm tăng khả năng thấm nước của đất sau những cơn mưa rào. Trong tương lai nếu như chúng ta có hướng phát triển rừng luồng đúng quy hoạch, có kỹ thuật canh tác tốt thì sẽ có được lượng nước dồi dào phục vụ cho hoạt động canh tác lúa ở những vùng đồng bằng đất màu cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Ứng dụng thực tiễn của cây luồng
Cây luồng ở Việt Nam có độ cứng được xếp vào bậc nhất trên thế giới, gấp 5 lần so với tre Moso của Trung Quốc. Sở dĩ cây luồng có độ cứng như vậy là nhờ cây luồng có có tỷ lệ Xenlulo cao với 54%, còn lại là Lignin 22,4%, Pentozan 18,8%. Sợi Luồng thường có chiều rộng khoảng 17,84m, chiều dài 2,944mm và vách tế bào dầy 8,5m. Với những thành phần hóa học và kích thước của sợi của cây luồng nếu dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy thì sẽ cho hiệu quả cao và chất lượng giấy cũng rất tốt.

Luồng có khối lượng thể tích là 625 kg/m3 (độ ẩm 15%) tương đương với một số loại gỗ nhóm 7, nhưng do có cấu tạo đặc biệt của tế bào sợ dài và những bó mạch nên cây luồng có độ bền kéo lên tới 24000 PSI lớn hơn so với 20000 PSI của thép.
Với những ưu điểm nổi bật về đặc điểm cấu tạo như vậy nên cây luồng có thể được sử dụng làm xà đỡ trong những công trình xây dựng, giao thông hay được sử dụng làm chèn hầm lò. Hiện nay cây luồng đang được khai thác và sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván tre ghép vừa đẹp lại vừa bền nên được rất nhiều người ưa chuộng và cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Những ứng dụng thực tiễn từ nguyên liệu cây luồng như:
- Sản xuất giấy
- Làm tủ đựng sách
- Bàn làm việc
- Bàn ăn
- Khung cột chống
- Giàn chống đỡ công trình xây dựng ,..
Giá trị kinh tế của cây luồng
So với những loại gỗ cứng phải mất thời gian sinh trưởng từ 30 – 40 năm mới đủ tuổi để thu hoạch thì cây luồng chỉ mất từ 3 – năm năm là đủ tuổi để khai thác và sử dụng do đó đây là một loại cây chỉ cần trồng một lần mà có thể thu hoạch được rất nhiều lần. Trong tương lai, cây luồng có thể sẽ được sử dụng để thay thế cho những loại gỗ quý bởi cây luồng có dáng thẳng đứng, dễ sản xuất thành những mặt hàng tiêu dùng và đồ nội thất trong gia đình.

Bên cạnh những ứng dụng của thân cây luồng thì măng luồng còn được biết đến là một loại măng rất ngon có giá trị kinh tế giao động từ 7 -10 nghìn/kg, măng luồng phơi khô có già trị từ 90-100 nghìn/kg với kích thước bình quân của măng luồng là 1,3 -1,5kg/măng.
Cách trồng và chăm sóc cây luồng
Cách trồng cây luồng
Hiện nay có rất nhiều phương phát để nhân giống cây luồng, nhưng có thể nói phương pháp hữu dụng nhất chính là phương pháp chiết cành, đây được cho là phương pháp dễ trồng và chăm sóc và đem lại hiệu quả rất cao.
Quy trình trồng luồng cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần xác định quy mô trồng luồng, xử lý thực bì, làm đất và trồng luồng. Sau khi trồng luồng sẽ phân tán thành từng khóm bao quanh đồi. Bên cạnh việc trồng luồng đơn thuần, người nông dân có thể trồng luồng với các loại cây khác theo hình thức trồng cách hàng, theo băng, theo đám để vừa giữ đất lại vừa có thêm thu nhập.
Cách chăm sóc cây luồng
Kỹ thuật chăm sóc cây luồng là một yếu tố quyết định đến sản lượng và thu hoạch luồng, do đó chúng ta phải phòng trừ sâu bệnh cho cây luồng vào giai đoạn phát triển từ măng đến khoảng 1- 2 tháng sau. Sâu bệnh thường thấy ở cây luồng là bệnh chối sể và sâu vòi voi hại măng. Cần chú ý đến việc làm vệ sinh cho rừng luồng, điều tiết mật độ phù hợp và xới đất để cây luồng có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Cây Luồng Nguyên liệu trong xây dựng

Mua cây Luồng ở đâu giá tốt

Cây luồng là một loại cây mang lại rất nhiều những lợi ích cũng kinh tế giúp cho người dân ở vùng núi tây bắc có được nguồn thu nhập ổn định bởi những đặc tính dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh. Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, cây luồng còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và được rất nhiều người sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất để làm giảm đi việc khai thác và sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. Nếu các bạn thấy bài viết của xuongtretruc.vn hay và bổ ích thì đừng quên nhấn like và chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!